North Carolina (lớp thiết giáp hạm)
North Carolina (lớp thiết giáp hạm)

North Carolina (lớp thiết giáp hạm)

Lớp thiết giáp hạm North Carolina là một lớp bao gồm hai thiết giáp hạm nhanh, North CarolinaWashington, được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ vào cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940. Thoạt tiên, Hải quân vẫn ngờ vực rằng lớp tàu này có đủ nhanh để đối phó với lớp tàu chiến-tuần dương Nhật Bản Kongō hay không, vốn được người Mỹ tin rằng có thể đạt đến tốc độ 26 hải lý trên giờ (30 mph; 48 km/h)[Chuyển đổi: Tùy chọn không hợp lệ], hay phải hy sinh tốc độ để có được hỏa lực và vỏ giáp tăng cường. Hiệp ước Hải quân London thứ hai giới hạn tải trọng tiêu chuẩn của mọi tàu chiến chủ lực dưới 35.000 tấn Anh (39.000 tấn thiếu)[Chuyển đổi: Tùy chọn không hợp lệ], có nghĩa là các tính năng mong muốn không thể đạt được trong các phạm vi giới hạn của hiệp định, và Hải quân Mỹ đã phải cân nhắc đến trên 50 thiết kế trước khi một kiểu được chọn.Vào lúc kết thúc quá trình thiết kế dài đằng đẵng này, Ủy ban Tướng lĩnh Hải quân Mỹ tuyên bố ủng hộ thiết kế "XVI-C", vốn có tốc độ tối đa 30 kn (35 mph; 56 km/h) và dàn pháo chính gồm chín khẩu 14 in (360 mm)/50 caliber Mark B. Ủy ban tin rằng những con tàu như vậy có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, vừa có được sự bảo vệ thích đáng để có mặt trong hàng thiết giáp hạm cũng như có đủ tốc độ để hộ tống các tàu sân bay nhanh hay tham gia chiến tranh cướp tàu buôn. Tuy nhiên, Quyền Bộ trưởng Hải quân khi đó đã phê chuẩn phiên bản cải tiến của một thiết kế khác, "XVI", kiểu mà phiên bản nguyên thủy đã bị Ủy ban Tướng lĩnh loại bỏ. Thiết kế này có tốc độ 27 kn (31 mph; 50 km/h) với mười hai khẩu pháo 14 in (360 mm) trên những tháp súng bốn nòng và được bảo vệ chống lại đạn pháo có cùng cỡ nòng như vậy. Tách khỏi truyền thống về thực hành thiết kế tàu chiến Mỹ, "XVI" chấp nhận tốc độ chậm hơn và bảo vệ kém hơn để đổi lấy hỏa lực tối đa. Sau khi việc chế tạo đã bắt đầu, Hoa kỳ bắt đầu lo ngại việc Nhật Bản không tuân thủ giới hạn cỡ nòng pháo của Hiệp ước Hải quân London thứ hai, nên đã viện dẫn "điều khoản leo thang" của hiệp ước để nâng cấp dàn pháo chính thành chín khẩu 16 in (410 mm)/45 caliber Mark 6 thay thế cho mười hai khẩu 14 inch (356 mm) như trong thiết kế ban đầu.Cả North Carolina lẫn Washington đều được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai trong nhiều vai trò khác nhau, chủ yếu là tại Mặt trận Thái Bình Dương, nơi chúng hộ tống các lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh và bắn pháo bờ biển. North Carolina đã bắn rơi 7-14 máy bay Nhật trong Trận chiến Đông Solomons, và sau đó chịu đựng một quả ngư lôi bắn trúng từ một tàu ngầm Nhật. Trong một cuộc đụng độ ban đêm mãnh liệt trong khuôn khổ trận hải chiến Guadalcanal, dàn pháo chính được radar dẫn hướng của Washington đã làm hỏng nặng thiết giáp hạm Nhật Kirishima, và nó bị đánh đắm vào ngày hôm sau. Vào tháng 2 năm 1943, Washington bị hỏng nặng mũi tàu do va chạm với thiết giáp hạm Indiana. Sau khi được sửa chữa, Washington hợp cùng con tàu chị em tham gia trận chiến biển Philippine. Sau khi chiến tranh kết thúc, cả hai chiếc đều tham gia Chiến dịch Magic Carpet để hồi hương binh lính Mỹ đang phục vụ tại nước ngoài. Cả hai chiếc trong lớp đều bị bỏ không trong thành phần hạm đội dự bị cho đến đầu những năm 1960, khi North Carolina được bán cho tiểu bang nhà như một tàu bảo tàng, và Washington được bán để tháo dỡ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: North Carolina (lớp thiết giáp hạm) http://navweaps.com/Weapons/WNUS_5-38_mk12.htm http://www.navweaps.com/Weapons/WNUS_16-45_mk6.htm http://www.navweaps.com/index_tech/tech-089_London... http://www.youtube.com/watch?v=F3cdPvnL0Ys http://www.lib.unc.edu/ncc/ref/nchistory/jun2007/i... http://tps.cr.nps.gov/nhl/detail.cfm?ResourceId=18... http://pdfhost.focus.nps.gov/docs/NHLS/Photos/8200... http://www.history.navy.mil/danfs/n6/north_carolin... http://www.history.navy.mil/danfs/w3/washington-vi... http://www.history.navy.mil/photos/events/wwii-pac...